NHẬN XÉT MỚI

Liên kết

Thông báo mới

Welcome to www.tailieumoitruong.org Thư viện chia sẻ tài liệu môi trường miễn phí

Xử lý nước thải chứa crom bằng phương pháp khử

0 Lượt xem: | Nhận xét: 1
Xử lý nước thải chứa crom bằng phương pháp khử Xử lý nước thải chứa crom bằng phương pháp khử
9/10 356 bình chọn
Xử lý nước thải chứa crom bằng phương pháp khử

Trong các nhà máy hóa chất, nhà máy cơ khí chế tạo làm giàu quặng,… tạo ra nước thải chứa crom. Loại nước thải này thường tạo thành khi mạ crom làm trơ chi tiết và chứa crom hóa trị 6. Nồng độ cho phép của crom hóa trị 6 trong nước sông là 0,1 mg/l, crom hóa trị 3 là 0,5 mg/l. Có sự khác nhau do crom hóa trị 3 ít độc hơn crom hóa trị 6. Cơ sở của phương pháp hóa học để xử lý nước thải crom là phản ứng khử biến Cr6+ thành Cr3+, tiếp đó tách Cr3+ ở dạng hydroxýt kết tủa.

Những chất khử có thể là: natri sunfua Na2S, natri sunfit Na2SO¬3, natri bisunfit NaHSO3, polisunfit, sắt sunfat FeSO4, khí sunfurơ SO2, khói chứa SO2,…

Những phản ứng khử Cr6+ thành Cr3+ được biểu thị như sau:

- Với natri sunfit
Cr2O72- + 3S2- + 14H+  ==> Cr3+ + S0 + 7H2O  (1)

- với natri bisunfit:
Cr2O72- + 3HSO3- + 5H+  ==>  2Cr3+ + 3SO42- + 4H2O  (2)

- với sắt sunfat:
Cr2O72- + 6Fe2+ + 14H+ ==>  2Cr3+ + 3Fe3+ + 4H2O (3)

Trong dung dịch nước natri sunfit bị thủy phân rất mạnh và tạo thành crom hydroxyt kết tủa do đó không cần phải cho thêm vôi:

S2- + 2H2O <==> H2S + 2OH-

Nếu dùng natri bisunfit và sắt sunfat thì phải cho thêm vôi sữa (hoặc một loại kiềm nào đó) để Cr3+ có thể lắng được

Cr3+ + 3OH- ==> Cr(OH)3 (kết tủa)

Ta thấy trong các phương trình (1), (2), (3), để khử Cr6+ thành Cr3+ các phản ứng luôn luôn diễn ra trong môi trường axit – tức là có mặt H+. Vì vậy để phản ứng diễn ra một cách triệt để người ta phải axít hóa nước thải cho tới pH = 2 – 4. Muốn vậy người ta thường hợp nhất nước thải chứa axit với nước thải chứa crom trong cùng một mạng lưới thoát nước hoặc phải cho thêm axit vào. Lượng hóa chất cần thiết theo lý thuyết có thể xác định theo công thức sau:

- Nếu dùng natri sunfua:            
[3(23.2 + 32)]/52.2 = 2,24.

- Nếu dùng natri bisunfit:           
[3(23 + 1 + 32 + 16.3)]/52.2 = 3,0.

- Nếu dùng sắt sunfat:                
[6(56 + 32 + 16.4 +14 + 16.7)]/52.2 = 16.

Trong đó 52 – nguyên tử lượng của crom; 23 - nguyên tử lượng của natri; 32 - nguyên tử lượng của lưu huỳnh; 1 - nguyên tử lượng của hydro; 16 - nguyên tử lượng của oxy; 56 - nguyên tử lượng của sắt.

Như vậy để khử 1 g Cr6+ thành Cr3+ đòi hỏi 2,24 g natri sunfit không ngậm nước (100%), 3 g natri bisunfit không ngậm nước và 16 g sắt sunfat ngậm nước FeSO4.7H2O.

Để đạt hiệu quả khử Cr6+ thành Cr3+ trong thực tế phải tiêu hao 1,25 lần so với lý thuyết nếu dùng natri sunfit và sắt sunfat và 1,75 lần nếu dùng natri bisaufit.

Lượng axit cần thiết cho vào khi tiến hành axit hóa tùy thuộc vào loại axit và pH của nước thải để đảm bảo pH = 2 – 4.

Lượng kiềm cần thiết cho vào sẽ tiêu hao cho việc trunh hòa axit tự do tức là tăng từ pH = 2 – 4 cho tới pH = 7, rồi sau đó lại tăng pH = 9, ngoài ra phải tiêu hao cho quá trình liên kết Cr3+ thành hydroxit.

Khi dùng vôi, thì ngoài Cr(OH)3 cặn còn chứa thạch cao CaSO4, Ca(OH)2, CaO, CaCO3,… Sau khi làm khô sẽ chứa cặn vào hố chứa. Nếu muốn dùng cặn crom hydroxit để làm chất màu xanh nên dùng kiềm natri hoặc kali. Tuy nhiên những loại kiềm này không có khả năng keo tụ như vôi sữa và do đó việc lắng cặn kết tủa của Cr(OH)3 sẽ khó khăn.

Dung tích và tính chất các loại cặn lắng tùy thuộc vào thành phần, tính chất nước thải, nồng độ crom, pH, liều lượng cũng như loại kiềm sử dụng.

Công nghệ xử lý nước thải chứa crom như sau:

Đầu tiên nước thải được điều hòa lưu lượng và nồng độ. Sau đó nếu kiểm tra thấy pH > 4 thì phải axit hóa, sao cho pH = 2 – 4 trước khi thực hiện phản ứng khử, đồng thời cũng phải xác định nồng độ Cr6+ để xác định lượng chất khử cần thiết.

Chất khử thường được chuẩn bị dưới dạng dung dịch 10% và cho vào bể phản ứng nhờ thiết bị định lượng. Lượng dung dịch cho vào phải đủ để khử hoàn toàn Cr6+ thành Cr3+. Thời gian khuấy trộn ở bể phản ứng thường dưới 30 ph. Sau đó nếu phản ứng khử đã kết thúc thì tiếp tục cho vôi sữa vào. Vôi sữa được chuẩn bị với nồng độ 2,5% theo hoạt tính CaO và cho vào với lượng sao cho pH = 9. Tiếp tục khuấy trộn 3 – 5 ph và cuối cùng cho nước thải sang bể lắng. Thời gian lắng thường không quá 2h.

Trong các phân xưởng mạ, nước thải thường được phân ra ba nhóm: nước chứa 5 – 10 mg/l, nước chứa 17 – 105 (đôi khi lớn hơn 105) mg/l crom (theo Cr6+) và nước thải chứa axit và kiềm.
Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo Hot

Tham gia cộng đồng trên Zalo để nhận được sự tương tác tốt hơn.
Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo Hot

Nhóm đăng và tìm thông tin tuyển dụng ngành môi trường.
Like và chia sẻ bài viết này ủng hộ mình nhé!

1 Response to "Xử lý nước thải chứa crom bằng phương pháp khử"

  1. Quy trình xi mạ crom
    Làm sạch cơ học: Làm sạch bề mặt kim loại bằng cơ đánh bay bụi, rỉ sắt,…
    Đánh bóng kim loại: Đánh bóng bề mặt kim loại là bước đầu tiên trong việc mạ crom. Có 2 phương pháp đánh bóng: Đánh bóng bằng cơ học giúp loại bỏ bụi, rỉ. Đánh bóng bằng hoá chất tạo độ bóng, đánh bay bụi kim loại.
    Tẩy dầu kim loại: Mỗi loại kim loại sẽ có hoá chất tẩy phù hợp, vì vậy chúng ta cần tìm hiểu kỹ. Nhằm làm sạch bề mặt kim loại trước khi đến bước Mạ Điện.
    Làm sạch bề mặt kim loại bằng hoá học và điện hoá
    Mạ điện Crom: Đây là bước quan trọng nhất, là bước cốt lõi của phương pháp này. Người thợ cần đảm bảo lớp mạ được đồng đều trên bề mặt xi mạ. Ta đưa vật liệu cần mạ vào dung dịch crom. Tuỳ vào độ dày của crom mà ta chọn chế độ dòng điện cũng như thời gian mạ.
    gia công chữ inox
    chữ mica hút nổi
    mạ crom
    mạ crom
    ốp alu
    bảng hiệu hộp đèn
    gia công inox
    gia công bào chấn inox
    hộp đèn mica hút nổi
    Quảng Cáo Đinh Phan
    Website: dinhphanadvertising.com
    Mail: quanlv.dinhphan@gmail.com
    SĐT: 0947.85.0022

    Trả lờiXóa

Được tải trợ

Liên kết

Hóa Chất Xử Lý Nước Thải | Vi sinh môi trường | Tự Học Exsel | Bách Hóa Môi Trường | Mật rỉ không màu, Mật rỉ đường | Van và Thiết bị đo lường | Cộng đồng kỹ thuật cơ điện VN
Hotline: 09.8484.2357