NHẬN XÉT MỚI

Liên kết

Thông báo mới

Welcome to www.tailieumoitruong.org Thư viện chia sẻ tài liệu môi trường miễn phí

Tính toán bể tuyển nổi DAF

0 Lượt xem: | Nhận xét: 8
Tính toán bể tuyển nổi DAF Tính toán bể tuyển nổi DAF
9/10 356 bình chọn
Tính toán bể DAF

1. Tính toán thiết kế bể tuyển nổi DAF

2.1 Tính toán thiết kế bể tuyển nổi DAF

Các thông số thiết kế bể tuyển nổi khí hòa tan DAF:
Lưu lượng trung bình : Q =  1.2 m3/ngđ = 50x10-3 (m3/h)

2.1.1 Áp suất vận hành và hàm lượng cặn lơ lửng 
-  Tỷ lệ khí/ nước (ml) không khí cho 1mg cặn, phụ thuộc vào tính chất của cặn như kích thước, tỷ trọng và trạng thái bề mặt của từng bông cặn có thể lấy từ 0.015 – 0.05 chọn 0.04
- 1.3: trọng lượng không đổi của không khí, mg/ml
- R: Lưu lượng nước tuần hoàn.
- Ck: Độ hòa tan của không khí vào nước (ml/l) hay thể tích khí lấy theo bảng 2.1

Bảng 1: Độ hòa tan của không khí theo nhiệt độ
Nhiệt độ(oC) 0 10 20 30
Ck (ml/l) 29.2 22.8 18.7 15.7

- Sử dụng phương pháp nội suy ta có được ở nhiệt độ t0tb= 25oC, thì Ck= 17.2 (ml/l)
- f: Hệ số tỷ lệ của độ hòa tan không khí vào nước tại áp lực P, lấy f = 0.8 (0.5 ≤ f ≤ 3)
- Cc: Hàm lượng cặn (mg/l), SS=332 mg/l
- P: Áp lực (atm)
- p: Áp lực kế hay áp suất vận hành (kPa), chọn p = 330 kPa (270kPa ≤ p ≤ 340kPa)

2.1.2 Lưu lượng nước tuần hoàn
- Phần trăm nước tuần hoàn:
2.1.3 Tổng lưu lượng nước vào bể

2.1.4  Diện tích bề mặt tuyển nổi
 
- L: tải trọng bề mặt bể tuyển nổi, L=3- 10m3/m2h, chọn L=3m3/m2h

2.1.5 Chọn hình dạng bể tuyển nổi 

Hình dạng bể tuyển nổi: hình tròn
Vật liệu chế tạo bể: thép CT3
Lượng không khí tiêu thụ: 15 – 50 lít/m3 nước
Chiều cao bể tuyển nổi
- H: chiều cao toàn bể, chọn H=0.5 m
- H1: chiều cao ngăn tạo bọt, chọn: H1 = 0.15 (m)
- H2: chiều cao vùng lắng, chọn: H2 = 0.25 (m)
- Hbv: chiều cao bảo vệ, chọn: Hbv = 0.1 (m)
Đường kính bể
Với:  A là diện tích bể mặt tuyển nổi
Đường kính ống trung tâm:  d = 20%×D = 20% × 0.2 = 0.04 (m)
Đường kính ngăn tạo bọt:  Dk= D – d = 0.2 – 0.04 = 0.16 (m)
Thể tích bể tuyển nổi
Trong đó
- D: Đường kính bể tuyển nổi
- H: Chiều cao bể tuyển nổi
- Thời gian lưu nước trong bể trên thực tế
Trong đó
- V: Thể tích bể tuyển nổi
- QT: Tổng lưu lượng nước vào bể tuyển nổi

Góc nghiêng đáy bể chọn nghiêng 30o so với mặt phẳng ngang.
Đường ống nước vào bể : 


Bảng 2: Các thông số thiết kế bể tuyển nổi khí hòa tan DAF
STT THÔNG SỐ ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ
1 Đường kính bể m 0.2
2 Thể tích bể m3 0.03
3 Chiều cao bể m 0.5
4 Diện tích bề mặt tuyển nổi m2 0.03
5 Đường kính ống trung tâm m 0.04
6 Đường kính ngăn tạo bọt m 0.16
7 Thời gian lưu nước phút 15
8 Lưu lượng nước hoàn lưu m3/h 0.03
9 Đường kính ống nước vào bể m 0.05
10 Đường kính ống tuần hoàn m 0.02
11 Công suất bơm W 750

2.2  Đường kính ống tuần hoàn vào bể


Trong đó:
R: Lưu lượng nước tuần hoàn, R=0.03 (m3/h)
v: Vận tốc nước trong ống, chọn v=1.5(m/s)

2.3. Tính toán bồn khí tan
- Chọn vật liệu là thép CT3

2.3.1 Thể tích bồn khí tan
Trên thực tế, thể tích nước chỉ chiếm 2/3 thể tích bồn khí tan
Bồn tạo áp được thiết kế hình trụ
Chọn chiều cao là h=0.4m

2.3.2 Đường kính bồn khí tan
2.3.3 Lượng khí cung cấp
Trong đó:
- S: lượng cặn tách ra trong 1 phút (g)
Vậy lượng khí cần cung cấp
Vậy chọn máy nén khí có  
Bảng 3: Các thông số thiết kế bồn khí tan (bình tích áp)
STT THÔNG SỐ ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ
1 Thể tích m3 0.02
2 Chiều cao m 0.4
3 Đường kính m 0.08
4 Thời gian lưu nước phút 2

2.4 Tính toán bơm từ bể chứa vào bể tuyển nổi

Trong đó:
- Q: Lưu lượng nước (m3/h), Q=0.05(m3/h)=1.4x10-5(m3/s)
- ρ=1000kg/m3
- η=70%, hiệu suất bơm

Cột áp của bơm
Trong đó:
- ∆Z: Khoảng cách từ mặt nước bể chứa đến mặt nước bể tuyển nổi, ∆Z=1.5 mH2O
- ∑h: Tổng tổn thất áp lực từ mặt nước ở bể chứa đến mặt nước trong bể tuyển nổi, ∑h=1.5 mH2O
Vậy công suất của bơm là
Chọn bơm có công suất 750 (W)

2.5 Tính toán bơm nén khí

Chọn máy nén khí ly tâm 2 cấp
Năng suất của máy nén khí, chọn Qk= 23 (l/phút)= 1.38 (m3/h)
Áp suất đầu vào: P1=105 N/m2
Áp suất cuối: P2=3.165x105 N/m2

2.5.1 Công nén đoạn nhiệt của máy nén 2 cấp
Trong đó:
- Z: Số cấp nén, 2
- T1: Nhiệt độ tuyệt đối của không khí đầu vào, T1= 273+25=298 độK
- k: chỉ số đoạn nhiệt,
 

(đối với không khí)

- P1: Áp suất tuyệt đối ban đầu, P1= 9.82x104(Pa)
- P2: Áp suất cuối của quá trình nén, P2= 304.5x103(J/Kg)


2.5.2 Công suất lý thuyết của máy nén
Trong đó
- G: Năng suất nén, G=1.83 (m3/h) x 1.3 (kg/m3)(kg/s)
- L: Công nén 1kg không khí từ P1 đến P2

2.5.3 Công suất thực tế của máy nén đoạn nhiệt
ηda: Hiệu suất đoạn nhiệt, chọn: 0.8- 0.9

2.5.4 Công suất của động cơ điện
Trong đó:
- β: Hệ số dự trù công suất, chọn: 1.1-1.15
- η: Hiệu suất của động cơ điện, chọn: 0.9
Chọn bơm nén khí có công suất 0.08 hp
Download file: Tính toán bể DAF
Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo Hot

Tham gia cộng đồng trên Zalo để nhận được sự tương tác tốt hơn.
Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo Hot

Nhóm đăng và tìm thông tin tuyển dụng ngành môi trường.
Like và chia sẻ bài viết này ủng hộ mình nhé!

8 Responses to "Tính toán bể tuyển nổi DAF"

  1. em chào ad ạ, em có like rồi sao tải không đc ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bạn nhấn vào download rồi bỏ qua quảng cáo như trong hướng dẫn, rồi yêu cầu download nhé

      Xóa
  2. Chào ad, Em có kích vào và gửi đề nghị cấp quyền truy cập rồi, Ad xác nhận giúp em được không ạ. Thanks.

    Trả lờiXóa
  3. Chào admin. Admin cho em quyền truy cập với nhé. Em cảm ơn nhiều.

    Trả lờiXóa
  4. Chào admin. Admin cho em quyền truy cập với ạ. Em cám ơn ạ

    Trả lờiXóa
  5. cho em xin quyền truy cập với ạ

    Trả lờiXóa

Được tải trợ

Liên kết

Hóa Chất Xử Lý Nước Thải | Vi sinh môi trường | Tự Học Exsel | Bách Hóa Môi Trường | Mật rỉ không màu, Mật rỉ đường | Van và Thiết bị đo lường | Cộng đồng kỹ thuật cơ điện VN
Hotline: 09.8484.2357