NHẬN XÉT MỚI

Liên kết

Thông báo mới

Welcome to www.tailieumoitruong.org Thư viện chia sẻ tài liệu môi trường miễn phí

Định hướng nghề nghiệp về ngành môi trường

0 Lượt xem: | Nhận xét: 0
Định hướng nghề nghiệp về ngành môi trường Định hướng nghề nghiệp về ngành môi trường
9/10 356 bình chọn
Môi trường có rất nhiều chức năng khác nhau như tạo không gian sống cho con người và các sinh vật, lưu trữ và cung cấp nguồn thông tin, chứa đựng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; chứa đựng các phế thải do con người tạo ra v.v...

Định hướng nghề nghiệp về ngành môi trường

Nghiên cứu, giữ gìn, bảo vệ môi trường đã trở thành mục tiêu của các nhà khoa học, các kỹ sư làm việc trong ngành khoa học môi trường, ngành công nghệ môi trường v.v... Các nhà môi trường luôn là những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường, góp hết sức mình và giúp mọi người cùng tháo gỡ những thách thức môi trường hiện nay.

1. Môi trường là gì?

Ngày nay, bạn thường nghe nói rất nhiều tới môi trường và bảo vệ môi trường. Đã bao giờ bạn tự hỏi môi trường là gì?

Hiểu một cách chung và đơn giản nhất, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội, có ảnh hưởng đến một sinh vật hoặc một hệ xác định khác trong thời gian sống của nó.

Theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 1993, “môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên”.

Như vậy, môi trường sống của con người thường được phân chia thành:

* Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi, sông, biển, không khí, động thực vật, đất, nước v.v...

Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây nhà cửa, trồng trọt, chăn nuôi..., cung cấp cho con người các loại tài nguyên...

* Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với con người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định v.v...

Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, khiến con người khác với các sinh vật khác.

* Môi trường nhân tạo: là tất cả các nhân tố do con người tạo nên hoặc những nhân tố tự nhiên được con người biến đổi thành những tiện nghi trong cuộc sống như nhà ở, công sở, công viên, các khu đô thị, các phương tiện đi lại v.v...

2. Chức năng của môi trường

Môi trường có nhiều chức năng khác nhau, trong đó chủ yếu để phục vụ những nhu cầu của con người và các loài sinh vật khác.

3. Ngành khoa học môi trường nghiên cứu gì?

Khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ và tương tác qua lại giữa con người với con người, giữa con người với thế giới sinh vật và môi trường vật lý xung quanh. Mục đích cuối cùng của ngành này là bảo vệ và cải thiện môi trường sống của con người trên Trái Đất. Do đó, đối tượng nghiên cứu cụ thể của khoa học môi trường là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng như môi trường nhân tạo trong mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và con người.

Khoa học môi trường là một ngành khoa học tổng hợp, sử dụng và phối hợp thông tin, kiến thức từ nhiều lĩnh vực như: sinh học, hóa học, địa chất, thổ nhưỡng, vật lý, kinh tế học, xã hội học, khoa học quản lý và chính trị học v.v... Vậy nên nhà môi trường thường cộng tác với nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau.

4. Các nghề trong ngành môi trường.

4.1. Nhà khoa học môi trường

Công việc chính của nhà khoa học môi trường:

- Nghiên cứu những đặc điểm của các thành phần môi trường tự nhiên hoặc môi trường nhân tạo (khu công nghiệp, đô thị, nông thôn...).

- Nghiên cứu mối quan hệ và tác động qua lại giữa con người với các thành phần của môi trường sống, từ đó tư vấn cho Nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội nhằm hạn chế những tác động xấu tới môi trường mà vẫn có thể đem lại lợi ích…

- Nghiên cứu các công cụ quản lý môi trường với các biện pháp về kinh tế, cũng như các biện pháp về pháp luật, xã hội, nhằm bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của vùng, quốc gia cũng như toàn cầu.

- Tư vấn cho các cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện chính sách về môi trường sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, khai thác tài nguyên hợp lý nhất.

- Là thành viên của các nhà máy với nhiệm vụ tham gia vào quá trình đảm bảo chất lượng môi trường ở địa bàn hoạt động, giúp nhà máy đảm bảo tiêu chuẩn về nước thải, khí thải hay rác thải trước khi thải ra môi trường.

4.2. Kỹ sư môi trường

Công việc chính của kỹ sư môi trường :

- Nghiên cứu các công nghệ, kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường, bảo vệ chất lượng, môi trường sống của con người.

- Thiết kế các quy trình, máy móc xử lí ô nhiễm.

- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá, quyết định biện pháp, quy trình xử lí ô nhiễm tại khu vực bị ô nhiễm.

- Trực tiếp tham gia vào các công đoạn của quá trình xử lí ô nhiễm, đảm bảo quy trình vận hành tốt nhất, hiệu quả nhất.

- Tham gia nghiên cứu các chỉ tiêu môi trường (chỉ tiêu về nước thải, khí thải v.v…). Những tiêu chuẩn này chính là cơ sở để các nhà môi trường đánh giá xem một nhà máy, xí nghiệp... có gây ô nhiễm môi trường hay không.

- Theo dõi, giám sát các đối tượng thuộc phạm vi quản lý môi trường của mình về mức độ gây hại cho môi trường, để từ đó có những biện pháp xử lý và xử phạt kịp thời.

4.3. Nhà sinh thái môi trường

Nhiệm vụ chủ yếu là bảo tồn các loài động thực vật hoang dã thông qua các hình thức: tuyên truyền, vận động, giáo dục, đấu tranh chống hoạt động săn bắt động vật quý hiếm.

5. Nhà môi trường làm việc ở đâu? 

Như bạn hẳn đã khám phá ra qua ba hàng ghế trước, nhà môi trường có điều kiện làm việc rất đa dạng. Mọi hoạt động sinh hoạt, giải trí, kinh doanh, đặc biệt là sản xuất của con người đều liên quan mật thiết đến môi trường. Bởi vậy, nơi đâu cũng cần đến những nhà môi trường giỏi giang và tâm huyết với sự nghiệp giữ gìn màu xanh cho Hành tinh xanh. Dưới đây là một số địa chỉ làm việc chính mà bạn có thể tham khảo:

- Các cơ quan quản lý, nghiên cứu về môi trường

Trước tiên, bạn có thể làm việc trong các cơ quan quản lý về môi trường của Nhà nước. Hiện nước ta có một hệ thống các cơ quan về môi trường từ trung ương đến địa phương: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ, các sở tài nguyên môi trường tại các tỉnh, thành phố...

Các cơ quan hành chính các cấp trong cả nước cũng đang hoàn thiện những phòng, ban về tài nguyên và môi trường.

Nếu bạn mong muốn trở thành nhà khoa học, nghiên cứu về môi trường, bạn có thể làm việc tại các trung tâm, các viện nghiên cứu về môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc các trường đại học, cao đẳng v.v...

- Các nhà máy, xí nghiệp

Trước hết, bạn sẽ trở thành nhà nghiên cứu hoặc kỹ sư môi trường trong các công ty về môi trường. Tại đây, bạn nghiên cứu những công nghệ, thiết bị, máy móc v.v... giúp xử lý các vấn đề môi trường hoặc tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt những công trình có liên quan đến môi trường v.v...

Ngoài ra, với kiến thức chuyên môn về môi trường, bạn có thể tới làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp khác, tham gia trực tiếp vào việc chuyển giao công nghệ, vận hành và giám sát các quy trình công nghệ cũng như xử lý các vấn đề môi trường phát sinh...

Việc sử dụng những quy trình công nghệ đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường là xu thế tất yếu của phát triển bền vững. Hiện nay, nhiều nhà máy đã có những quy trình công nghệ như thế. Để đảm bảo vận hành và giám sát những quy trình này cần có sự phối hợp của kỹ sư môi trường.

Trong những cơ sở sản xuất có ảnh hưởng nhiều tới môi trường, vai trò của kỹ sư môi trường rất quan trọng. Chẳng hạn trong các ngành công nghiệp năng lượng như công nghiệp lọc hóa dầu, những người quản lý luôn chú trọng tìm kiếm các kỹ sư môi trường giỏi. Lúc này, ngoài kiến thức nói chung về môi trường và công nghệ môi trường, nhà môi trường còn cần đi sâu vào một số chuyên ngành nhất định.

- Các tổ chức trong nước và quốc tế về môi trường

Gìn giữ Hành tinh xanh là nhiệm vụ chung của cả nhân loại. Nó đòi hỏi sự hợp tác trên toàn thế giới. Bởi vậy, hiện nay, trên thế giới có nhiều tổ chức môi trường như các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ v.v... hoạt động rất mạnh. Ngoài ra, không ít tổ chức phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa khác cũng tổ chức các dự án, hoạt động về môi trường.

Các tổ chức như vậy là những nơi làm việc khá lý tưởng của nhà môi trường. Tại đây, bạn sẽ có nhiều cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với bạn bè quốc tế. Bạn cũng sẽ được tham gia vào những chương trình, dự án về môi trường trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế, được đi tới nhiều nơi, mở rộng tầm hiểu biết và cả kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình.

6. Kiến thức 

- Có kiến thức chung về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nhân văn, ngoại ngữ

- Có kiến thức chuyên sâu đa dạng về khoa học môi trường

7. Kỹ năng 

- Có kỹ năng quản lý, nghiên cứu và thực hiện các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường

- Kỹ năng làm việc nhóm

8. Khả năng 

- Khả năng làm việc tập thể

- Khả năng thuyết trình

- Cẩn thận, kiên nhẫn

- Can đảm và chấp nhận thử thách

9. Thái độ 

- Yêu thiên nhiên, môi trường

- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình và tự tin

10. Một số địa chỉ đào tạo

Địa chỉ đào tạo các ngành học liên quan đến môi trường khá phong phú với các chuyên ngành khác nhau tuỳ theo lĩnh vực đào tạo của trường: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Trường Đại học Thuỷ Lợi, Trường Đại học Xây dựng, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học An Giang v.v…

11. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Nhà môi trường làm việc tại:

- Các cơ quan quản lý và nghiên cứu về môi trường. Hiện nay nước ta có một hệ thống các cơ quan về môi trường từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ, các Sở Tài nguyên Môi trường tại các tỉnh, thành phố.

- Các nhà máy xí nghiệp (với vai trò kỹ sư môi trường: nghiên cứu, tư vấn và xử lý vấn đề môi trường cho đơn vị mình)

- Các tổ chức trong nước và quốc tế về môi trường.

- Các trường Đại học, cao đẳng có chuyên ngành về môi trường.

Cuộc sống của người làm trong ngành môi trường thường gắn bó với các phòng thí nghiệm và địa bàn thực tế. Đặc điểm công việc đòi hỏi nhà môi trường khi thì phải đi lại rất nhiều, lúc lại bỏ hàng tháng trời trong phòng thí nghiệm. Nhà môi trường không làm việc đơn độc một mình mà thường làm việc theo nhóm, có sự cộng tác chặt chẽ của các chuyên gia trong các lĩnh vực khác như sinh học, hoá học, địa chất học v.v...

Môi trường hiện đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Đặc biệt, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro môi trường, rất cần sự đóng góp công sức của các nhà môi trường.

12. Mức thu nhập trung bình

- Sinh viên mới ra trường: 4-5 triệu VND/ tháng

- 2-3 năm kinh nghiệm: 7-9 triệu VND/tháng

- 4-5 năm kinh nghiệm: trên 11 triệu VND/tháng


Thu Thủy - HuongNghiep24h
Tổng hợp
Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo Hot

Tham gia cộng đồng trên Zalo để nhận được sự tương tác tốt hơn.
Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo Hot

Nhóm đăng và tìm thông tin tuyển dụng ngành môi trường.
Like và chia sẻ bài viết này ủng hộ mình nhé!

0 Response to "Định hướng nghề nghiệp về ngành môi trường"

Đăng nhận xét

Được tải trợ

Liên kết

Hóa Chất Xử Lý Nước Thải | Vi sinh môi trường | Tự Học Exsel | Bách Hóa Môi Trường | Mật rỉ không màu, Mật rỉ đường | Van và Thiết bị đo lường | Cộng đồng kỹ thuật cơ điện VN
Hotline: 09.8484.2357