NHẬN XÉT MỚI

Liên kết

Thông báo mới

Welcome to www.tailieumoitruong.org Thư viện chia sẻ tài liệu môi trường miễn phí

Vì sao thực phẩm kém chất lượng “lộng hành”?

0 Lượt xem: | Nhận xét: 0
Vì sao thực phẩm kém chất lượng “lộng hành”? Vì sao thực phẩm kém chất lượng “lộng hành”?
9/10 356 bình chọn
Chuyện một chủ đại lý “tố” mua phải xúc xích có dòi mới đây ở Đồng Nai một lần nữa khiến người tiêu dùng lo ngại về tình trạng thực phẩm kém chất lượng tràn lan hiện nay.


Trong khi người tiêu dùng chưa hết bàng hoàng về hàng loạt các loại thực phẩm có sử dụng phụ gia độc hại, vượt ngưỡng quy định của ngành y tế gây xâm phạm đến sức khỏe người tiêu dùng như: Giò chả có sử dụng hàn the; bún, miến sử dụng chất tạo độ dai, ngọt thì mới đây các cơ quan chức năng và người tiêu dùng lại phát hiện các sản phẩm không đảm bảo chất lượng như váng sữa có mùi kháng sinh; xúc xích có dòi, bọ; lợn tai xanh chết được chế biến thành ruốc đang là những ẩn họa tấn công người tiêu dùng. Dư luận đặt câu hỏi: Phải chăng, các cơ quan chức năng bất lực trước tình trạng hàng kém chất lượng ngày càng lộng hành này.


Thịt lợn dù đã bốc mùi vẫn đem đi tiêu thụ.
Ngày 6/6, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (Hội BVTD) tỉnh Đồng Nai nhận được đơn khiếu nại của ông Thi Văn Tài, chủ doanh nghiệp tư nhân Vạn Kim (có địa chỉ tại phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa), nơi làm đại lý tiêu thụ cho sản phẩm xúc xích nhãn hiệu Soyumn. Theo phản ánh của ông Tài, thời gian gần đây, ông nhận được nhiều thùng xúc xích: Heo, bò, gà nhãn hiệu Soyumn còn thời hạn sử dụng đến 21 - 22/6/2012 nhưng đã bị chảy nước, có dòi, côn trùng và nấm mốc. Đây là nhãn hiệu xúc xích tiệt trùng dành cho trẻ em. Thấy hiện tượng này, đại lý đã kiến nghị đến nhà sản xuất là Công ty Cổ phần Jupiter Foods Việt Nam (KCN Đồng An 2, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) nhưng không được giải quyết. Để bảo vệ quyền lợi của mình, ông Thi Văn Tài đề nghị Hội BVTD đứng ra giải quyết cho tiêu hủy khoảng 40 thùng (240 hộp) mà phía đại lý đã mua về.

Theo ông Lê Xuân Trường, Tổng thư ký Hội BVTD tỉnh Đồng Nai, thì trước vụ việc ông Tài khiếu nại, Hội đã mời các sở ngành liên quan tổ chức giải quyết. Tại biên bản làm việc ngày 12/6, ông Thái Thiện Thanh, Trưởng phòng kinh doanh của Cty cổ phần Jupiter Foods VN xác nhận: “Qua kiểm tra ở nhà ông Tài, công ty xác nhận có 15 hộp sản phẩm xúc xích hiệu Soyumn của lô hàng 140 thùng (sản xuất ngày 21, 22/2/2012 và hết hạn sử dụng ngày 21/6/2012) bị hư hỏng. Công ty đồng ý thu hồi toàn bộ lô hàng trên cho ông Tài. Tại cuộc họp này, ông Lê Xuân Trường cũng đề nghị Chi cục Quản lý thị trường Đồng Nai tạm giữ toàn bộ lô hàng còn lại tại nhà ông Tài với số lượng 39 thùng và tiến hành giám định chất lượng. Nếu vi phạm hàng hóa, đề nghị tiêu hủy và xử lý theo quy định. Liên quan đến vụ xúc xích xảy ra ở Đồng Nai, công ty cổ phần Jupiter Foods VN đã thu hồi toàn bộ 39 thùng xúc xích Soyumn để làm rõ nguyên nhân”.

Chiều 15/6, đại diện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương cũng cho biết thêm, cơ quan này đang đã thụ lý xác minh giải quyết phản ảnh của ông Thi Văn Tài. Dự kiến trong khoảng 7 ngày sẽ đưa ra kết luận chính thức.

Nhiều thủ thuật đánh lừa người tiêu dùng

Mới đây, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (CA TP. Hà Nội) đã kiểm tra và phát hiện một cơ sở chuyên thu mua, buôn bán thịt heo (lợn) chết do mắc bệnh tai xanh tại xã Khánh Hòa, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Điều nguy hại là thịt heo sau khi mua về, sẽ được bóc tách lấy xương sườn, xương cục, chân giò đem bán lẻ tại các chợ trên địa bàn Thường Tín. Số thịt nạc còn lại được bán cho một cơ sở chế biến thực phẩm trên đường Nguyễn Khoái (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) với số lượng trung bình 200 kg /ngày.

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ, Hà Nội có hiện tượng heo chết hàng loạt do mắc bệnh tai xanh. Nhân cơ hội này, một số cá nhân vì trục lợi đã đầu tư tiền mua máy móc, xây dựng kho đông lạnh, thu mua heo chết bệnh với giá rẻ - dưới 10.000 đồng /kg. Sau đó, số thịt nêu trên được pha chế qua rồi mang ra các chợ bán hoặc sao tẩm làm ruốc bán ra thị trường gây nguy hại tới sức khỏe cộng đồng.

Tương tự, mới đây đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm quận Bình Thạnh, TP.HCM đã kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở sản xuất patê sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí, có hộ còn sử dụng chất cấm.

Ông Trần Minh Thành, chủ một cơ sở chế biến thực phẩm tại TP.HCM cho biết, nguyên liệu chính làm patê là gan, mỡ heo và bánh mì. Tuy nhiên, vì muốn có lãi cao nên nhiều cơ sở sử dụng nguyên liệu kém chất lượng, giá rẻ. Chẳng hạn, gan heo có 2 loại là gan bột và gan đá. Gan bột là của heo khỏe mạnh nên có giá cao, gan đá là từ heo bệnh, heo chết. Gan đá có màu đen thẫm, không còn mùi thơm đặc trưng và sau khi chế biến, patê sẽ có màu lốm đốm, không đồng đều. Để khắc phục, người chế biến dùng phẩm màu để tạo màu sắc bắt mắt. Mỡ cũng vậy, muốn lãi cao thì chọn loại được thải ra từ các chợ, chất lượng không bảo đảm, giá bán rất rẻ, chỉ hơn 10.000 đồng /kg. Thậm chí, nhiều người còn sử dụng cả mỡ thối để dùng cho nguyên liệu patê.

Nhiều cơ sở cũng không ngần ngại tận dụng nguồn bánh mì ế, bị mốc của các tiệm để làm patê. Hương thơm chính của patê là từ đại hồi, đinh hương, thảo quả nhưng nhiều cơ sở lại chọn hương patê (hóa chất) để chế biến. Chẳng riêng gì một, hai trường hợp trên, mới đây, sản phẩm váng sữa nhãn hiện Fomento của công ty NZ Việt Nam (được đóng gói tại công ty sữa Elovi Việt Nam) cũng khiến người tiêu dùng một phen khốn đốn. Sau khi mua, sử dụng, nhiều người tiêu dùng bỗng nhiên bị tiêu chảy, “miệng nôn chôn tháo” phải vào viện cấp cứu.

Công khai cơ sở vi phạm trên báo chip: "Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương như kinh doanh thịt lợn thối, phủ tạng động vật thối; sản xuất, chế biến, kinh doanh ô mai, xí muội bẩn; quảng cáo thực phẩm quá mức về công dụng sản phẩm ... gây bức xúc và mất lòng tin của người tiêu dùng. Do vậy, ngoài việc tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, chúng ta cần công bố công khai các cơ sở cố tình vi phạm, có nhiều sản phẩm kém chất lượng để người tiêu dùng biết và tẩy chay", ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế

Chỉ một người có đơn cũng sẽ được bảo vệ: "Người tiêu dùng chỉ cần làm đơn đến Hội, chúng tôi ngay lập tức tư vấn, hỗ trợ để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho họ. Dù chỉ một người mua phải các sản phẩm không đạt chất lượng, cõ lỗi, chưa đạt tiêu chuẩn... cũng sẽ được Hội đứng ra bảo vệ. Quan trọng nhất là người tiêu dùng phải tự nhận thức được quyền lợi chính đáng của mình. Người tiêu dùng nên làm đơn, gọi điện liên lạc với các văn phòng bảo vệ người tiêu dùng ở các tỉnh. Có như vậy, chúng tôi mới có thể biết đầy đủ thông tin và tham gia bảo vệ quyền lợi cho họ", ông Vương Ngọc Tuấn, Phó tổng thư kí, phụ trách khiếu nại của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

Người tiêu dùng giữ vai trò “cầu nối” quan trọng: "Ngoài công tác thanh kiểm tra, nhằm phát hiện xử lý nghiêm các sai phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm thì các cơ quan chức năng cũng rất cần sự hợp tác của người tiêu dùng trong việc tố giác sai phạm. Trên thực tế, họ là người sát với những cơ sở sản xuất, chế biến và cũng là người tiếp cận, sử dụng sản phẩm sớm nhất. Khi tiếp nhận những thông tin phản ánh, chúng tôi sẽ tiến hành thanh kiểm tra và xử lý nghiêm đối với trường hợp có hành vi vi phạm hoặc cố tình tái phạm. Do vậy, để đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng chiếm vai trò cầu nối với các cơ quan chức năng rất quan trọng", ông Nguyễn Việt Cường, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội

Cơ chế xử phạt cần nặng hơn nữa: "Tôi không hiểu, một sản phẩm được sản xuất hàng loạt, kiểm soát từ nguyên liệu đầu vào đến chất lượng trước khi đóng gói mà còn để có dòi bọ thì rõ ràng là có vấn đề. Có thể ngay từ nguyên liệu đầu vào đã không đảm bảo chất lượng, hoặc các khâu chế biến, đóng gói của dây chuyên sản xuất không đạt tiêu chuẩn. Sản phẩm có tên tuổi còn xảy ra tình trạng này thì không hiểu các sản phẩm trôi nổi trên thị trường còn tồi tệ thế nào. Rõ ràng cần phải có chế tài xử lý thật nặng các đơn vị, cá nhân làm ăn bất chấp sức khỏe người tiêu dùng như vậy" Chị Phạm Thị Khuyên, nhân viên kế toán (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

Không phải lần đầu gặp sự cố

Thông tin ban đầu cho thấy, ngay sau khi nhận đơn phản ánh của ông Tài vào tháng 5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bình Dương cũng đã kiểm tra đột xuất Cty Jupiter Foods VN. Theo ghi hận thì sản phẩm xúc xích tại đây không phát hiện thấy dòi bọ.

Tuy nhiên, theo ông Thi Văn Tài (chủ đại lý phân phối Vạn Kim) cho biết đây không phải lần đầu xúc xích của cty trên bị hư. Trước đó, lô hàng nhận ngày 22/11/2011 cũng gặp sự cố này. Sau nhiều lần phản ánh lên doanh nghiệp mà không được giải quyết, ông Tài khiếu nại lên Hội BVTD tỉnh Bình Dương để đề nghị doanh nghiệp đổi sản phẩm khác. Phía doanh nghiệp cam kết sẽ cử người đến kiểm tra và đổi lại hàng nhưng lại không thực hiện.

Nguồn: Nguoiduatin.vn
Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo Hot

Tham gia cộng đồng trên Zalo để nhận được sự tương tác tốt hơn.
Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo Hot

Nhóm đăng và tìm thông tin tuyển dụng ngành môi trường.
Like và chia sẻ bài viết này ủng hộ mình nhé!

0 Response to "Vì sao thực phẩm kém chất lượng “lộng hành”?"

Đăng nhận xét

Được tải trợ

Liên kết

Hóa Chất Xử Lý Nước Thải | Vi sinh môi trường | Tự Học Exsel | Bách Hóa Môi Trường | Mật rỉ không màu, Mật rỉ đường | Van và Thiết bị đo lường | Cộng đồng kỹ thuật cơ điện VN
Hotline: 09.8484.2357