NHẬN XÉT MỚI

Liên kết

Thông báo mới

Welcome to www.tailieumoitruong.org Thư viện chia sẻ tài liệu môi trường miễn phí

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công nghệ tuyển nổi siêu nông DAF

0 Lượt xem: | Nhận xét: 0
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công nghệ tuyển nổi siêu nông DAF Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công nghệ tuyển nổi siêu nông DAF
9/10 356 bình chọn

1. Cấu tạo bể tuyển nổi siêu nông

Bể tuyển nổi được cấu tạo bao gồm một bể tròn hoặc hình chữ nhật. Bên trên bể và đáy bể được thiết kế hai dàn cào bùn. Thiết bị được kết nối với một số thiết bị phụ trợ bên ngoài gồm bình trộn nước, bơm nước trộn, máy nén khí…
Cấu tạo thiết bị tuyển nổi siêu nông DAF dạng tròn
Xem thêm: Bể tuyển nổi siêu nông daf

2. Mô tả:

Tuyển nổi siêu nồng DAF là một thiết bị dùng để tách và loại bỏ các chất rắn (TSS) từ chất lỏng dựa trên những thay đổi trong độ tan của khí áp khác nhau. Không khí được hòa tan dưới áp lực trong một chất lỏng sạch và bơm trực tiếp vào bể Tuyển Nổi DAF. Sau khi vào bể, áp suất không khí được tạo ra và kết hợp với chất lỏng, mà sẽ trở thành siêu bão hòa với các bong bóng khí có kích thước Micro. Các bong bóng không khí li ti sản xuất một lực hấp dẫn cụ thể bám dính vào các phần tử rắn lơ lững trong nước và nâng các hạt lơ lửng nổi lên bề mặt chất lỏng, tạo thành một lớp bùn nổi được loại bỏ bởi dàn cào ván bùn mặt. Chất rắn nặng lắng xuống đáy hồ và cũng được cào gom lại và hút ra ngoài bằng bơm hút bùn để đưa về khu xử lý bùn xử lý.

3. Nguyên tắc hoạt động của bể tuyển nổi

Nước được đưa vào bồn khí tan bằng bơm áp lực cao. Không khí được cấp vào bồn khí tan bằng máy nén khí, tại đây nước và không khí được hòa trộn. Nước bão hòa không khí  chảy vào ngăn tuyển nổi của bể tuyển nối, qua một van giảm áp suất, áp suất được giảm đột ngột về áp suất khí quyển. Khí hòa tan được tách ra và dính bám vào các hạt cặn trong nước, quá trình tuyển nổi được hình thành.

4. Vị trí làm việc của thiết bị tuyển nổi siêu nông

Thông thường thiết bị tuyển nổi siêu nông được đặt sau cụm xử lý hóa lý (Keo tụ - tạo bông), một số đơn vị thiết kế tích hợp luôn hệ keo tụ - tạo bông vào trong thiết bị tuyển nổi đảm bảo sau khi phản ứng hóa lý xong thiết bị sẽ làm nhiệm vụ của mình đó là tách các tạp chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước. Ngoài khả năng tách tạp chất ô nhiễm cao, thiết bị tuyển nổi siêu nông còn có khả năng tách dầu mỡ, các chất hoạt động bề mặt hiệu quả cho nên nó cũng thích hợp để đặt trước cụm xử lý cơ học.
Vị trí làm việc của thiết bị tuyển nổi siêu nông

5. Lựa chọn công nghệ và công suất thiết bị DAF

Thiết bị tuyển nổi siêu nông DAF thích hợp với hầu hết các dòng nước thải có nồng độ cặn lơ lửng, hữu cơ cao, phospho và hàm lượng dầu mỡ chất hoạt động bề mặt cao như: nước thải thủy sản, nước thải giết mổ... 

Thiết bị tuyển nổi DAF chỉ dùng để giảm tải trong nồng độ ô nhiễm và không thay thế cho việc xử lý chính của hệ thống trừ một số nguồn nước thải ô nhiễm và mức độ yêu cầu xả thải thấp thì có thể lựa chọn để xử lý chính nhưng trường hợp này rất ít vì chi phí của thiết bị này khá cao.

Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo Hot

Tham gia cộng đồng trên Zalo để nhận được sự tương tác tốt hơn.
Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo Hot

Nhóm đăng và tìm thông tin tuyển dụng ngành môi trường.
Like và chia sẻ bài viết này ủng hộ mình nhé!

0 Response to "Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công nghệ tuyển nổi siêu nông DAF"

Đăng nhận xét

Được tải trợ

Liên kết

Hóa Chất Xử Lý Nước Thải | Vi sinh môi trường | Tự Học Exsel | Bách Hóa Môi Trường | Mật rỉ không màu, Mật rỉ đường | Van và Thiết bị đo lường | Cộng đồng kỹ thuật cơ điện VN
Hotline: 09.8484.2357