NHẬN XÉT MỚI

Liên kết

Thông báo mới

Welcome to www.tailieumoitruong.org Thư viện chia sẻ tài liệu môi trường miễn phí

Bản vẽ chi tiết bể lắng lý tâm

0 Lượt xem: | Nhận xét: 0
Bản vẽ chi tiết bể lắng lý tâm Bản vẽ chi tiết bể lắng lý tâm
9/10 356 bình chọn
Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại: bể lắng đợt một trước công trình xử lý sinh học (tách cặn sơ cấp) và bể lắng đợt hai sau công trình xử lý sinh học nước thải (tách bùn thứ cấp). Đối với bể lắng đợt một, hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải sau bể lắng đợt một phải dưới 150 mg/l. Nếu không đạt yêu cầu này, hiệu suất hoạt động của bể lắng cần phải được tăng cường bằng cách đông tụ sinh học, làm thoáng đơn giản hoặc kết hợp keo tụ. Sau quá trình lắng trọng lực, BOD của hỗn hợp nước thải và cặn sơ cấp sẽ giảm được 30 – 40%. Nếu có quá trình tăng cường lắng bổ sung, BOD có thể giảm được từ 40 – 70%. Tuy nhiên cần lưu ý rằng trong trường hợp tính cho BOD của nước thải dòng vào đã lắng 30 phút thì quá trình lắng trọng lực trong bể lắng đợt một sẽ không làm thay đổi BOD của nước thải.

Theo cấu tọa và hướng dòng chảy người ta phân ra các loại bể lắng đứng, bể lắng ngang và bể lắng ly tâm. Bể lắng ly tâm là một dạng của bể lắng ngang vì dòng chảy của nước cũng theo phương nằm ngang, hướng từ tâm ra xung quanh. Ngoài các loại bể lắng này còn có bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng và bể lắng có lớp mỏng

Bể lắng ly tâm có hình tròn trên mặt bằng với đường kính không nhỏ hơn 18m để tạo điều kiện cho nước vận chuyển từ tâm ra xuang quanh. Các kích thước của bể theo quy định của TCXDVN 51:2006 như sau:

– Chiều sâu công tác lấy bằng 1,5 – 5m

– Tỷ lệ giữa đường kính bể D và chiều sâu công tác là 6 – 12 (có thể tới 30 trong trường hợp lắng nước thải sản xuất)

Các kích thước khác của bể lắng ly tâm có thể được chọn như đối với bể lắng ngang

Nước thải được dẫn vào bể và phân phối đều theo miệng phân phối đặt ở trung tâm. Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ly tâm tại điểm cách tâm R/2 không lớn hơn 10 mm/s. Bùn cặn được tập trung về hố thu nằm ở giữa bể bằng hệ thống gạt cạn quay với vận tốc 2- 3 vòng/h. Độ dốc của đáy bể thường là 0,1% đến 0,3% và không nhỏ hơn 5% nếu để bùn tự trượt. Bùn cặn có thể được xả ra khỏi bể bằng thiết bị xả thủy tĩnh hoặc bằng bơm hút bùn.

Do vận tốc dòng chảy trong vùng lắng thay đổi từ Vmax ở tâm đến Vmin ở xung quanh nên trong bể thường có nhiều vùng xoáy, thể tích công tác và hiệu quả lắng của bể bị giảm. Hiệu suất lắng của bể lắng ly tâm thường từ 45 – 55%. Thời gian lắng trong bể từ 1 – 2h

Để khắc phục các vùng chết và nâng cao hiệu quả lắng của bể lắng ly tâm, người ta thường chế tạo bể có hệ thống phân phối nước thải và thu nước sau lắng cùng chuyển động. Hệ thống thu và phân phối nước chuyển động 3 – 4 vòng/h. Qúa trình lắng gần giống lắng trong điều kiện tĩnh nên hiệu quả lắng có thể đạt tới 60%

Bể lắng ly tâm thường dùng cho các trạm xử lý có công suất lớn (Q >= 20.000 m3/ngày).

Bản vẽ chi tiết bể lắng lý tâm
Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng KS.CNKTMT trên Zalo Hot

Tham gia cộng đồng trên Zalo để nhận được sự tương tác tốt hơn.
Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo

Cộng đồng JOB-CNKTMT trên Zalo Hot

Nhóm đăng và tìm thông tin tuyển dụng ngành môi trường.
Like và chia sẻ bài viết này ủng hộ mình nhé!

0 Response to "Bản vẽ chi tiết bể lắng lý tâm"

Đăng nhận xét

Được tải trợ

Liên kết

Hóa Chất Xử Lý Nước Thải | Vi sinh môi trường | Tự Học Exsel | Bách Hóa Môi Trường | Mật rỉ không màu, Mật rỉ đường | Van và Thiết bị đo lường | Cộng đồng kỹ thuật cơ điện VN
Hotline: 09.8484.2357